[replacer_a] là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc cá thớ thịt thành từng miếng rùi hun bằng khói than củi cây rừng.

Khói đượm vào thịt, đến khi ăn vẫn còn vẹn nguyên cái ngái nồng nơi đầu lưỡi, xực tới cánh mũi nhưng không ai vì thế mà cảm thấy khó chịu. Trái lại, miếng thịt ngọt như tươi nguyen, lại thơm lừng mùi hạt dổi, hạt sẻn, mắc khén, ớt khô khiến cho hương vị món ăn thêm đậm đà và thân thiết.

[replacer_a] là đặc sản mà người dân Tây Bắc thường mang mời khách tới thăm nhà, lại gói ghém làm quà miền núi cho khách mang về quê hương.

Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà theo chân những vị khách làm [replacer_a] đến khắp mọi miền. Cũng vì thế, cách thưởng thức nó mỗi nơi một khác. Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn... thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.

Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.