Mặc dù vốn FDI chảy vào thị trường BĐS ngày càng nhiều nhưng thời gian gần đây nhiều dự án lại xây dựng khá trì trệ, thậm chí còn chưa triển khai.
Nhắc đến các dự án bất động sản FDI, không thể không nhắc đến siêu dự án trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) tại TP.HCM. Được biết, dự án gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm, một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao với 48 tầng. Tuy được cấp phép từ tháng 2/2008 nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.
Trong khoảng thời gian ấy, một dự án khác của tập đoàn Berjaya là Khu đô thị – Đại học Quốc tế hiện đại nhất nhì Việt Nam từng được dự tính xây dựng trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP.HCM. Tuy nhiên sau 10 năm công bố, khu vực dự án chỉ là bãi đất hoang, không có dấu hiệu sẽ được xây dựng.
Xem thêm: Có 2 tỷ nên mua chung cư ở vị trí nào tại Hà Nội, chi tiết xem tại landber.com/chi-tiet-tin/2-ty-dong-nen-mua-chung-cu-tai-vi-tri-nao-tai-ha-noi.html

Hàng loạt các dự án có vốn FDI chậm tiến độ
Tại thị trường Hà Nội, giai đoạn 2 dự án khu đô thị Splendora dự kiến triển khai từ giữa năm 2012, nhưng do bất đồng quan điểm của Vinaconex và Posco E&C (Hàn Quốc) nên vẫn “giậm chân tại chỗ”. Tuy nhiên do phải chờ đợi quá lâu nên Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) lúc bấy giờ cho biết, đơn vị này sẽ xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 để có cơ sở triển khai giai đoạn 2 với các hạng mục nhà chung cư, biệt thự, nhà liền kề và công viên trung tâm. Tuy nhiên mới đây, Tập đoàn Phú Long đã mua lại 50% vốn từ tập đoàn Hàn Quốc để chính thức thâu tóm dự án tầm cỡ này.
Theo chia sẻ của các chuyên gia địa ốc, đa số các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hợp tác đầu tư đều nhắm tới cao ốc và địa ốc. Khi không đủ nguồn vốn, doanh nghiệp thường lấy cớ lý do thủ tục khó khăn, bất động sản trầm lắng để xin giảm quy mô, điều chỉnh dự án, kéo dài thời gian… thậm chí đợi cơ hội bán lấy lời.
Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam sẽ chỉ tính đến lợi ích của họ. Nếu giá trị gia tăng cao, nhưng lại không phải đồng tiền được tiếp tục tham gia vào quy trình sản xuất kinh doanh ở trong nước mà đổ ra nước ngoài. Ngành bất động sản đang tạo ra nguồn tiền không có giá trị thật, phục vụ lợi ích kinh doanh trong nước. Không những thế, một nguy cơ nữa là xu hướng đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực bất động sản sẽ phá hỏng những quy hoạch chiến lược mà Việt Nam đã đặt ra
Theo đánh giá của đại diện Cục Đầu tư Nước ngoài (FDI) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ cấp phép các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian gần đây nếu không cẩn thận sẽ làm nguồn tài nguyên quý giá này rơi chủ yếu vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo nhận định của các hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, cơ quan quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật Đất đai, không nên quá dễ dãi trong việc đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch mà kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ để đấu giá tìm nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, để tránh các nhà đầu tư ngoại yếu kém, cơ quan quản lý phía Việt Nam nên thông qua việc mở một tài khoản trung gian, yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ, đặt cọc một số vốn. Sau này, khi chủ đầu tư tiến hành dự án sẽ giao lại số vốn đó.
Nguồn: [replacer_a]