Bệnh sa trực tràng không phải căn bệnh hiếm gặp trong cuộc sống thường ngày. Nếu bệnh mới phát hiện ở giai đoạn nhẹ, việc ăn uống đúng cách đúng khoa học kết hợp với dùng thuốc nhuận tràng có thể mang lại hiệu quả và giúp khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình đã trở nặng, chỉ có can thiệp phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm triệt để bệnh sa trực tràng. Vậy sa trực tràng là bệnh gì? Có những cách điều trị bệnh sa trực tràng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
1. Sa trực tràng là bệnh gì?
Sa trực tràng là nơi mà thành của trực tràng bị sa tới mức, chúng nhô ra khỏi hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sa trực tràng có thể không có triệu chứng gì khi phát bệnh, tuy nhiên tuỳ vào mức độ bệnh mà xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn, chảy máu trực tràng, tắc nghẽn phân và hình thái phân không ổn định.
2. Dấu hiệu và triệu chứng:
• Có tiền sử sa trực tràng.
• Đi đại tiện không thể kiểm soát, có khi chỉ tiết dịch nhầy.
• Cảm giác bị sà xuống.
• Chảy máu trực tràng.
• Tiêu chảy hoặc táo bón thất thường.
Khi bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường nào khác của bệnh, hãy thăm hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra phương án điều trị thích hợp và nhanh chóng.
3. Các yếu tố chi phối can thiệp phẫu thuật trong điều trị sa trực tràng:
Ở đây chúng ta sẽ cùng nói đến phương pháp can thiệp phẫu thuật khi bệnh tình đã trở nặng hoặc mãn tính. Khi can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định loại phẫu thuật phù hợp với cả yếu tố bệnh nhân lẫn yếu tố phẫu thuật.
- Yếu tố bệnh nhân: tuổi, giới tính, chức năng đại tiện, đại tiện tự chủ, phẫu thuật trước đó, bệnh lý nội khoa nặng kèm theo (nếu có).
- Yếu tố phẫu thuật: mức độ sa trực tràng, hiệu quả có thể có trên chức năng đại tiện và đại không tự chủ, tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật, tỷ lệ tái phát, kinh nghiệm tay nghề của phẫu thuật viên.

>>>xem thêm:
triệu chứng viêm đại tràng
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố
4. Các phương pháp điều trị sa trực tràng bằng phẫu thuật:
• Phẫu thuật đường bụng:
- Cố định trực tràng qua đường bụng, có hoặc không cắt ruột: thực hiện một vết rạch ở vùng bụng dưới rồi cắt bỏ các phần dính kết lỏng lẻo với trực tràng xuất phát từ thành chậu đến sàn chậu. Sau đó trực tràng được kéo lên và đính vào thành chậu (thành sau của chậu hông) theo nhiều cách. Có thể là khâu cố định vào xương cùng với chỉ khâu hoặc dùng một tấm lưới nhân tạo.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cố định trực tràng, có hay không cắt ruột: phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi bằng robot. Phẫu thuật nội soi ổ bụng thông qua đường rạch 5-10 mm đặt máy quay phim và dụng cụ phẫu thuật, thực hiện giống như phẫu thuật đường bụng mô tả ở trên. Phẫu thuật nội soi bằng robot cũng sử dụng những đường rạch với sự hỗ trợ của robot để thực hiện. Phẫu thuật này được thực hiện tương tự phẫu thuật mở, chỉ thông qua những đường rạch nhỏ và kèm sự hỗ trợ của một máy quay phim nhỏ.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả
• Phẫu thuật đường tầng sinh môn:
- Phẫu thuật cắt đại tràng sigma trực tràng qua tầng sinh môn: trực tràng sa được can thiệp bên ngoài cơ thể và được cắt mở. Phần trên trực tràng và đại tràng được kéo xuống và ra ngoài cơ thể. Sau đó cắt trọn các lớp đại tràng đó và khâu đính vào ống hậu môn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật này thường là những người già tuổi cao, kèm bệnh lý nội khoa nặng.
- Phẫu thuật cắt niêm mạc: cách điều trị bệnh sa trực tràng này không cắt hết tất cả các lớp của trực tràng, mà lớp trong cùng của trực tràng được tách ra khỏi lớp cơ và cắt bỏ. Cơ của trực tràng được khâu xếp lớp để giảm độ sa.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả bằng phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu bạn đang có một trong số những triệu chứng kể trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có